Sân bay quốc tế San Francisco là sân bay quốc tế chính phục vụ thành phố San Francisco, Hoa Kỳ. Đồng thời là sân bay lớn nhất ở khu vực Bắc California. Đây là sân bay nhộn nhịp thứ 2 của bang California, chỉ sau sân bay Los Angeles. Các hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không tại sân bay San Francisco đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của thành phố nói riêng cũng như toàn nước Mỹ nói chung.
Giới thiệu sân bay quốc tế San Francisco
Đặt vé máy bay đi San Francisco, bạn sẽ đáp xuống sân bay quốc tế San Francisco, Mỹ. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây:
- Tên đầy đủ: Sân bay quốc tế San Francisco
- Địa chỉ: San Francisco, CA 94128, Hoa Kỳ.
- Khoảng cách tới trung tâm thành phố: Khoảng 21km
- Mã Sân bay: SFO
- Mã quốc gia: +1
- Điện thoại: +1 650-821-8211
- Số nhà ga: 4
- Giờ GMT: - 5
Sân bay quốc tế San Francisco (Mỹ)
Sân bay quốc tế San Francisco có trung bình 294 chuyến bay cất cánh mỗi ngày, là trung tâm hoạt động hàng không của Alaska Airlines và United Airlines. Sân bay này khai thác các chuyến bay tới tất cả các điểm đến ở Bắc Mỹ và là cửa ngõ quan trọng kết nối Châu Âu và Châu Á đến với Hoa Kỳ.
Top 10 đường bay quốc tế phổ biến nhất ở sân bay quốc tế San Francisco là đường bay đi từ/đến London, Hong Kong, Đài Bắc, Vancouver, Seoul, Frankfurt, Toronto, Paris, Auckland và Thượng Hải.
Những năm gần đây, sân bay San Francisco tiếp đón trung bình hơn 50 triệu khách/năm. Chỉ tính riêng ở bang California, đây là sân bay bận rộn thứ hai, đứng sau sân bay quốc tế Los Angeles. Tính trên lãnh thổ Hoa Kỳ thì sân bay San Francisco giữ vị trí thứ 7 về lưu lượng hành khách. Đồng thời cũng là sân bay nhộn nhịp thứ 24 trong số các sân bay trên thế giới.
Thời gian từ sân bay đến trung tâm San Francisco
Với khoảng cách 14km, thời gian di chuyển từ sân bay về trung tâm khoảng 15 - 30 phút, tùy phương tiện và cung đường bạn di chuyển.
Di chuyển từ sân bay về trung tâm khoảng 15 - 30 phút
Cách di chuyển từ sân bay về trung tâm San Francisco
Để di chuyển từ sân bay San Francisco đến trung tâm thành phố, bạn có thể lựa chọn những phương tiện sau:
Xe bus SamTrans
Dịch vụ xe bus SamTrans kết nối sân bay San Francisco với trung tâm thành phố với 2 tuyến chính là 292 và 398.
- Giá vé:
- Người lớn: 2,25 USD (53.000đ)
- Học sinh (4 - 18 tuổi): 1,10 USD (26.000đ)
- Trẻ em: Dưới 4 tuổi: Miễn phí
Quý khách đón xe bus tại:
- Nhà ga T1: Điểm đến, khu vực tiếp giáp sân 2
- Nhà ga T2: Điểm đến, khu vực tiếp giáp sân T4
- Nhà ga quốc tế: Tầng 1 khu vực A, tiếp giáp sân G
Dưới đây là thông tin 2 tuyến xe bus chính tại sân bay San Francisco:
Tuyến 292 | Tuyến 398 | |
---|---|---|
Thời gian di chuyển |
30 phút |
35 phút |
Tần suất hoạt động |
27 phút/ chuyến
|
57 phút/ chuyến
|
Hành trình |
Sân bay San Francisco - Civic Center |
Sân bay San Francisco - đường Howard |
Chi tiết xe bus SamTrans từ sân bay về thành phố
Tàu điện BART
Tàu điện BART là phương tiện di chuyển nhanh chóng với giá khá rẻ. Bạn có thể mua vé tại máy bán vé tự động hoặc quầy vé BART ở sân G, khu vực nhà ga quốc tế.
Giá vé |
|
Thời gian di chuyển |
25 phút |
Thời gian hoạt động |
|
Thông tin Tàu điện BART từ sân bay về trung tâm San Francisco
Di chuyển bằng tàu điện BART
Xe taxi
Taxi là phương tiện có thời gian di chuyển nhanh nhất, chỗ ngồi thoải mái và đưa đón tận nơi. Bạn có thể đón Taxi ngay tại tầng 2, gần khu vực nhận hành lý tại sân bay.
- Giá vé: 30 - 63 USD/ chuyến (705.500 - 1.482.000đ)
- Thời gian di chuyển: 20 phút
- Thời gian hoạt động: 24/24
Dưới đây là thông tin các hãng taxi phổ biến tại sân bay San Francisco:
Hãng taxi | Số điện thoại liên hệ |
---|---|
Airport Taxi Cab |
+1 650 593 1234 |
Yellow Cab San Francisco |
+1 415 333 3333 |
Taxi Cab Service SFO |
+1 650 766 8822 |
Thông tin taxi sân bay San Francisco
Lưu ý: Mùa cao điểm giá taxi sẽ tăng 15%, ngoài ra bạn bắt buộc phải thêm tiền tip hoặc trả thêm 4 USD (94.000đ) phí dịch vụ.
Lịch sử hình thành và phát triển
Sân bay quốc tế San Francisco được xây dựng vào năm 1927, ban đầu có tên là Sân bay Mills Field Municipal. Chiếc máy bay thương mại đầu tiên hạ cánh vào năm 1928 là máy bay Boeing của hãng hàng không United Airlines.
Năm 1931, tên của sân bay chính thức được đổi thành Sân bay San Francisco sau việc mua lại khu đất từ Mills Estate. Sân bay San Francisco đã được nâng cấp lên thành sân bay quốc tế vào cuối Thế chiến II khi dịch vụ hàng không ở nước ngoài nhanh chóng được mở rộng
Vào năm 1947, sân bay đã đạt 1 triệu lượt khách/năm. Đây là một kỳ tích lớn, đặc biệt là vào thời điểm đó khi du lịch hàng không thương mại vẫn còn là một điều xa xỉ.
Bên trong sân bay quốc tế San Francisco
Năm 2015, giai đoạn đầu tiên của quá trình cải tạo Nhà ga số 3 được thực hiện. Dự án trị giá 138 triệu đô la này đã biến đổi hoàn toàn khu vực phòng chờ E để đáp ứng nhu cầu của du khách hiện đại ngày nay.
Dự án cải tạo Nhà ga số 1 trị giá 2,4 tỷ đô la tại sân bay quốc tế San Francisco, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2024 sẽ tạo ra một khu vực kiểm tra an ninh tập trung mới, một hệ thống xử lý hành lý hợp nhất mới, các cửa hàng nhượng quyền ăn uống và bán lẻ mới cũng như các lối đi bộ kết nối khu vực phòng chờ của sân bay.
Cấu trúc và cơ sở hạ tầng của sân bay San Francisco
Đường băng
Sân bay quốc tế San Francisco (SFO) có 4 đường băng cất cánh và hạ cánh với kích thước và chất liệu như sau:
- Đường băng 10L/28R: dài 3.618m, chất liệu nhựa đường.
- Đường băng 10R/28L: dài 3.231m, chất liệu nhựa đường.
- Đường băng 1R/19L: dài 2.636m, chất liệu nhựa đường.
- Đường băng 1L/19R: dài 2.286m, chất liệu nhựa đường.
Sân đỗ tàu bay
Sân đỗ tàu bay của sân bay quốc tế San Francisco có có thể chứa tối đa 105 máy bay 1 giờ, tiếp nhận được cùng lúc nhiều loại máy bay cỡ lớn như Airbus A380, Boeing 777, Boeing 737 hoặc Airbus A320,...
Sân đỗ tàu bay của sân bay quốc tế San Francisco
Nhà ga hành khách
Sân bay quốc tế San Francisco có 4 nhà ga hành khách, bao gồm 3 nhà ga nội địa và 1 nhà ga quốc tế.
Sơ đồ tổng quan các Nhà ga hành khách tại sân bay quốc tế San Francisco
Nhà ga Nội địa 1 sân bay quốc tế San Francisco
Nhà ga Nội địa 1 sân bay quốc tế San Francisco, còn được gọi là Nhà ga số 1 Harvey Milk. Đây là nơi phục vụ cho các chuyến bay đến và đi trong nội địa Hoa Kỳ.
Theo kế hoạch, nhà ga sẽ được cải tạo trong giai đoạn 2022 và 2023. Việc xây dựng Nhà ga Nội địa 1 mới bao gồm việc cải tạo toàn bộ Khu vực chờ B và xây dựng Trung tâm Nhà ga số 1 Harvey Milk (T1C).
Trung tâm sẽ có một trạm kiểm soát tập trung, một hệ thống xử lý hành lý mới, các nhà hàng, tiệm đồ uống, cửa hàng bán lẻ và các dịch vụ khác. Bên cạnh đó là các lối đi bộ kết nối trực tiếp với cửa lên máy bay quốc tế A và G.
Nhà ga T1 sân bay quốc tế San Francisco
Cấu trúc nhà ga hiện nay đang có 5 tầng:
- Tầng 1: Khu vực nhận hành lý chia làm 2 cổng B và C. Tầng này hiện đang được xây dựng lại.
- Tầng 2: Là khu vực sảnh khởi hành, bạn sẽ làm các thủ tục kiểm tra an ninh, vào phòng chờ và lên máy bay tại đây. Hành khách ở phòng chờ B sẽ lên máy bay ở các cổng B6 - B27. Hành khách ở phòng chờ C sẽ lên máy bay ở các cổng C2 - C11. Một số khu vực của tầng này đang được xây dựng lại.
- Tầng 3: Tầng này hiện đang được xây dựng lại.
- Tầng 4: Là khu vực kết nối với AirTrain để di chuyển giữa các nhà ga.
- Tầng 5: Bãi đỗ xe nội địa.
Nhà ga Nội địa 2
Nhà ga Nội địa 2 của sân bay quốc tế San Francisco trước đây được gọi là Nhà ga trung tâm, phục vụ các chuyến bay đi và đến nội địa. Đặc biệt là các chuyến bay do American Airlines và Virgin America khai thác đến một số thành phố trong nước Mỹ.
Công suất phục vụ tối đa của nhà ga vào khoảng 5,5 triệu lượt khách/năm. Đồng thời, nhà ga còn được xem là một công trình bền vững và thân thiện với môi trường vì các lý do: Bán vé bằng giấy và chỗ đậu xe ưu đãi cho xe hybrid. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy thực phẩm lành mạnh từ các nguồn địa phương.
Nhà ga T2 sân bay quốc tế San Francisco
Cấu trúc của Nhà ga Nội địa 2 bao gồm:
- Tầng 1: Là khu vực Sảnh Đến và nơi hành khách nhận hành lý ký gửi.
- Tầng 2: Là khu vực Sảnh khởi hành. Tại đây, bạn sẽ làm các thủ tục kiểm tra an ninh, vào phòng chờ và ra cửa lên máy bay. Nhà ga này bao gồm các cửa lên máy bay từ D1 đến D18. Tại trạm kiểm soát tập trung, hành khách có thể di chuyển tới khu vực các cửa khởi hành C và E.
- Tầng 4: Là Trạm AirTrain để di chuyển giữa các nhà ga.
- Tầng 5: Nhà để xe nội địa.
Nhà ga Nội địa 3 sân bay quốc tế San Francisco
Nhà ga Nội địa 3 của sân bay quốc tế San Francisco trước đây được gọi là nhà ga phía Bắc, chuyên phục vụ các chuyến bay đi và đến của United Airlines đến một số thành phố trong Hoa Kỳ.
Cũng như Nhà ga số 2 của SFO, Nhà ga số 3 là một cơ sở thân thiện với môi trường nhờ mái nhà năng lượng mặt trời, tạo ra đủ năng lượng để thắp sáng trong nhà ga.
Nhà ga Nội địa 3 của SFO bao gồm các cửa lên máy bay E (E1 - E13) và F (F1 - F22). Ngoài ra một số cửa còn dùng chung với Nhà ga Quốc tế.
Bên trong Nhà ga T3 sân bay quốc tế San Francisco
Nhà ga này bao gồm các tầng chức năng sau:
- Tầng 1: Là sảnh Đến cho các chuyến bay nội địa và khu vực nhận hành lý.
- Tầng 2: Là khu vực sảnh khởi hành, bạn sẽ làm các thủ tục kiểm tra an ninh, vào phòng chờ và lên máy bay tại đây. Hành khách ở phòng chờ E sẽ lên các cổng E1 - E13. Hành khách ở phòng chờ F sẽ lên các cổng F1 - F22.
- Tầng 4: Là Trạm AirTrain để di chuyển giữa các nhà ga.
- Tầng 5: Nhà để xe nội địa.
Nhà ga Quốc tế sân bay San Francisco
Nhà ga Quốc tế của sân bay San Francisco phục vụ các chuyến bay giữa thành phố San Francisco và quốc tế. Nhà ga Quốc tế có các cửa lên máy bay A và G, đồng thời dùng chung một số tiện ích bán vé với các Nhà ga Nội địa.
Nhà ga quốc tế sân bay quốc tế San Francisco
Cấu trúc nhà ga được chia thành:
- Tầng 2: Là Sảnh đến và nơi nhận hành lý. Tại đây có các quầy kiểm tra an ninh, hải quan và lối ra cho hành khách nối chuyến. Bên ngoài tầng này hành khách sẽ tìm được các phương tiện di chuyển để vào thành phố.
- Tầng 3: Là sảnh chính của Nhà ga quốc tế, cũng là Sảnh Khởi hành. Tại đây hành khách sẽ làm thủ tục bay, vào phòng chờ và đợi lên máy bay. Phòng chờ quốc tế A nằm ở phía Đông của sảnh chính với các cổng lên máy bay A1 - 15. Phòng chờ quốc tế G nằm ở phía Tây của sảnh chính với các cổng lên máy bay G1 - G14. Tuy nhiên, hiện nay Phòng chờ A đang đóng cửa để sửa chữa.
- Tầng 4: Là Trạm AirTrain để di chuyển đến các nhà ga khác trong sân bay. Tầng này cũng có Nhà ga BART, nằm liền kề với bãi đỗ xe trên đường đến Phòng chờ G.
- Tầng 5: Khu vực nhà để xe quốc tế Garage A và G.
Cách di chuyển giữa các nhà ga sân bay quốc tế San Francisco
Để di chuyển giữa các nhà ga sân bay SFO, hành khách sẽ sử dụng tuyến AirTrain. Với cấu trúc hình tròn của sân bay, AirTrain vận hành một số tuyến được chia theo màu:
- Đường màu đỏ: Kết nối tất cả các nhà ga với trạm BART.
- Đường màu xanh lam: Kết nối với trung tâm cho thuê xe, các nhà ga, nhà để xe và trạm BART.
Sơ đồ di chuyển của hệ thống AirTrain tại sân bay quốc tế San Francisco
Bạn có thể đến trạm AirTrain ở mọi nhà ga hành khách, chỉ mất 2 phút để di chuyển giữa mỗi nhà ga. Vị trí của các trạm AirTrain như sau:
- Nhà ga Quốc tế: Gần Cổng A và G.
- Nhà để xe Quốc tế A và G: Tầng 7
- Nhà ga Nội địa 1, 2 và 3: Tầng 3, trên Skybridge chở khách.
- Nhà để xe Nội địa: Tầng 5.
Thông tin các hãng hàng không lớn tại sân bay San Francisco
- Đường bay nội địa: Một số hàng hàng không đang khai thác vé máy bay nội địa Mỹ đến thành phố San Francisco phải kể đến như: United Airlines, United Express, US Airways, American Eagle,...
Một số đường bay nội địa phổ biến đến San Francisco là: Atlanta - San Francisco, Baltimore - San Francisco, Albuquerque - San Francisco,...
- Đường bay quốc tế: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Anh,... là các quốc gia đang khai thác vé máy bay đi Mỹ đến sân bay San Francisco.
Nếu muốn mua vé máy bay đi San Francisco tại Việt Nam, bạn có thể mua qua rất nhiều hãng hàng không như Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Korean Air, Cathay Pacific Airways, Asiana Airlines, United Airlines,.... 2 chặng bay thẳng đến sân bay quốc tế San Francisco là: Hà Nội - San Francisco và Sài Gòn - San Francisco.
Ngày cập nhật: 24/11/2024 (Giá chưa bao gồm thuế phí)
Hành trình | Chuyến bay | Giá rẻ nhất |
---|---|---|
Hồ Chí Minh
San Francisco
11:40
18:50
|
25/11/2024
JX712,JX12 |
|
Hồ Chí Minh
San Francisco
17:50
18:50
|
26/11/2024
JX714,JX12 |
|
Hồ Chí Minh
San Francisco
11:00
18:50
|
25/11/2024
CI782,CI4 |
|
Hồ Chí Minh
San Francisco
17:50
18:50
|
27/11/2024
CI784,CI4 |
|
Hồ Chí Minh
San Francisco
09:25
19:15
|
25/11/2024
PR592,PR104 |
|
Hồ Chí Minh
San Francisco
17:50
18:50
|
28/11/2024
CI784,CI4 |
|
Hồ Chí Minh
San Francisco
02:10
09:00
|
25/11/2024
MU282,MU589 |
|
Hồ Chí Minh
San Francisco
01:55
06:35
|
29/11/2024
BR382,UA872 |
|
Hồ Chí Minh
San Francisco
00:10
10:10
|
25/11/2024
OZ736,OZ216 |
|
Hồ Chí Minh
San Francisco
01:55
06:40
|
30/11/2024
BR382,BR8 |
Giá vé máy bay đi San Francisco cập nhật mới nhất
Kinh nghiệm cần biết khi đến sân bay San Francisco
Dưới đây là một số thông tin hữu ích mà bạn cần nắm rõ trước khi có chuyến bay đến sân bay quốc tế San Francisco:
- Bạn có thể kết nối internet Wi-Fi miễn phí tại bất kỳ nhà ga hành khách nào của sân bay.
- Sân bay có các quầy bán Sim và quầy cho thuê điện thoại di động, bạn có thể mua sim ngay tại đây để được mức giá rẻ nhất.
- Ở gần khu vực phòng chờ hành khách có các cửa hàng ăn uống, giải khát phục vụ đồ ăn, thức uống đa dạng như: Gott's Roadside, Koi Palace Express, Green Beans Coffee,...
- Ngoài ra, ở nhà ga quốc tế có các cửa hàng miễn thuế mà bạn có thể ghé qua để mua sắm mỹ phẩm, quần áo, trang sức,... Các cửa hàng nổi bật như: Hermès, Gucci, Burberry,...
- Các dịch vụ khác mà bạn có thể tìm được ở sân bay quốc tế San Francisco là: phòng y tế, dịch vụ bưu điện, dịch vụ đóng gói hành lý, nước uống miễn phí,...
- Một vài điểm đến mà bạn có thể ghé thăm từ sân bay quốc tế San Francisco là: Cầu Cổng Vàng (28km), Đường hoa Lombard (24km), Bãi biển Ocean (22km), Khu phố người Hoa (30km), Đảo Alcatraz (25km),...
Những thông tin hữu ích về sân bay quốc tế San Francisco đã được BestPrice tổng hợp ở bài viết trên đây. Nếu bạn cần đặt vé máy bay giá rẻ hay tư vấn những thông tin du lịch Mỹ hữu ích nhất, hãy truy cập vào website https://www.bestprice.vn/ hoặc liên hệ tới tổng đài 1900 2605 để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất.