Số điện thoại hỗ trợ

phone 1900 2605

Tổng hợp các lễ hội ở Hà Nội đặc sắc nhất

62704 Views
Tour du lịch Hà Nội đầu xuân chắc chắn không thể bỏ qua các lễ hội truyền thống nổi tiếng. Cùng BestPrice điểm qua 10 lễ hội đặc sắc ở Hà Nội qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục bài viết
  • 1. Lễ hội đền Cổ Loa
  • 2. Lễ hội Đống Đa
  • 3. Hội chùa Hương
  • 4. Lễ hội chùa Thầy
  • 5. Lễ hội Làng Bát Tràng
  • 6. Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn
  • 7. Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh
  • 8. Lễ hội Võng La
  • 9. Lễ hội làng Lệ Mật
  • 10. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

Lễ hội đền Cổ Loa

Thuộc danh sách các lễ hội đặc sắc ở Hà Nội, Lễ hội Cổ Loa nhằm mục đích tưởng nhớ An Dương Vương Thục Phán - vị anh hùng thời xưa đối với đất nước ta. Thành Cổ Loa đã chứng kiến một câu chuyện buồn khi đất nước rơi vào tay giặc nhưng đối với người Việt Nam thì đây luôn là di tích lịch sử đáng tự hào. Ngoài tưởng nhớ vị vua vĩ đại, lễ hội đền Cổ Loa còn nhắc nhở người dân về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp từ bao đời của dân tộc.

Lễ hội đền Cổ Loa được chia thành phần lễ và phần hội. Về phần lễ, người dân làm lễ tưởng niệm bị anh hùng An Dương Vương. Tiếp đó là phần hội, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đốt pháo hoa, hát ca trù, hát tuồng. Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động thú vị như đánh đu, đấu vật, kéo co, thổi cơm thi, lễ chùa đầu năm,...

  • Địa điểm: Làng Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Hà Nội
  • Thời gian diễn ra: từ mùng 6 đến ngày 16 tháng giêng âm lịch

Lễ hội đền Cổ Loa

Lễ hội đền Cổ Loa

Lễ hội Đống Đa

Lễ hội Đống Đa hay còn gọi là hội gò Đống Đa được mở ra để kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, tưởng nhớ chiến thắng lẫy lừng được vị vua Quang Trung - Nguyễn Huệ chỉ huy. Đây là một trong những lễ hội lớn của Hà Nội đã có từ hơn 200 năm trước, tổ chức với quy mô thành phố. Lễ hội diễn ra thường niên vào dịp Tết Nguyên Đán tại phường Quang Trung, Đống Đa nên gần nhiều khách sạn Hà Nội thuận lợi trong việc di chuyển của bạn.

Đến với lễ hội Đống Đa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một đám rước hoành tráng với nhiều sắc màu rực rỡ kéo dài từ đình làng Khương Thượng ra đến gò Đống Đa. Ngoài ra còn rất nhiều các trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ thú vị. Hằng năm đến dự lễ hội Đống Đa là sự hiện diện của các vị lãnh đạo cấp cao cho Đảng và Nhà nước ta.

  • Địa điểm: Gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Thời gian diễn ra: ngày mùng 5 tết Nguyên Đán

Các lễ hội ở Hà Nội

Hội gò Đống Đa tại Hà Nội

>> Tham khảo ngay một số khách sạn Hà Nội giá tốt nhất

Hội chùa Hương

Trong tour du lịch Hà Nội bạn nhất định không thể bỏ qua lễ hội chùa Hương - là một trong những lễ hội lớn của cả nước và đặc biệt là Hà Nội. Chính vì vậy, cứ mỗi dịp diễn ra lễ hội, du khách thập phương ghé đến xã Hương Sơn hoà vào dòng người đi trẩy hội rất đông.

Về với lễ hội chùa Hương, ai ai cũng sẽ cảm thấy sự yên bình bởi nơi đây là miền đất của Phật. Ngoài việc đến hội chùa Hương tham gia lễ viếng thì bạn có thể tham gia các hoạt động hấp dẫn khác như bơi thuyền, leo núi, nghe hát dân ca truyền thống. Đặc biệt, bạn sẽ có cơ hội ngồi thư giãn trên thuyền trôi ngắm cảnh trên suối Yến.

  • Địa điểm: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
  • Thời gian diễn ra: từ mùng 6 tháng giêng, kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch

Các lễ hội đặc sắc tại Hà Nội

Lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Thầy

Hằng năm, cứ đến mùa lễ hội thì rất đông du khách chọn lễ hội chùa Thầy là điểm đến khi đi du lịch Hà Nội. Lễ hội chùa Thầy được tổ chức tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ. Đây chính là nơi thờ pháp sư Từ Đạo Hạnh - ông tổ của nghệ thuật múa rối nước truyền thống Việt Nam.

Tham gia lễ hội chùa Thầy, chắc chắn bạn sẽ được tham gia các hoạt động tâm linh, lễ viếng và chiêm ngưỡng các màn biểu diễn múa rối nước đặc sắc. Ngoài ra, tại lễ hội chùa Thầy có rất nhiều hoạt động thú vị khác để bạn trải nghiệm như: leo núi, ngắm cảnh quan thiên nhiên,...

  • Địa điểm: xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội
  • Thời gian diễn ra: từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch hàng năm

Lễ hội Chùa Thấy

Lễ hội Chùa Thấy

Lễ hội Làng Bát Tràng

Về với vùng ngoại ô Hà Nội, chúng ta đều biết đến làng nghề gốm truyền thống Bát Tràng rất nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt, cứ dịp Tết đến xuân về, làng nghề này càng trở nên nhộn nhịp hơn khi diễn ra lễ hội Làng Bát Tràng.

Lễ hội được tổ chức với ý nghĩa tôn vinh nghề gốm truyền thống, hướng về cội nguồn cũng là dịp để người dân nơi đây cầu cho một năm nhiều may mắn, bình an.

Nhiều hoạt động như lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình bao gồm trong phần lễ được chuẩn bị chu đáo. Tiếp đó hoạt động độc đáo nhất tại phần hội đó là chơi cờ người và hát thờ. Vừa khám phá được làng nghề gốm vừa tham gia lễ hội đầu xuân năm mới thì chắc chắn bạn sẽ không phải đắn đo xem chơi gì ở Hà Nội rồi nhé.

  • Địa điểm: Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
  • Thời gian diễn ra: từ ngày 14 đến hết ngày 16/2 âm lịch hằng năm

Lễ hội làng Bát Tràng

Lễ hội làng Bát Tràng

Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn

Để tưởng nhớ anh hùng Gióng - người có công đánh đuổi giặc Ân thời xưa, người dân huyện Sóc Sơn cứ dịp đầu xuân năm mới đều tổ chức lễ hội đền Gióng. Trong khoảng thời gian 3 ngày chính hội, các nghi lễ truyền thống lần lượt được tổ chức như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng.

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, nếu bạn tham dự lễ hội đền Gióng vào ngày mùng 7 âm lịch, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lễ rước voi rất hoành tráng. Qua nhiều thế hệ, lễ hội đền Gióng vẫn giữ nguyên được nét đẹp về giá trị văn hoá, tinh thần. Cùng bạn bè hoặc người thân khám phá địa điểm tham quan hấp dẫn tại Hà Nội này nhé.

  • Địa điểm: xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
  • Thời gian diễn ra: từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 1 âm lịch

Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn

Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn

Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh

Chắc hẳn bạn đã biết rõ về 2 vị nữ anh hùng Hai Bà Trưng trong lịch sử hào hùng của dân tộc phải không nào? Dù trên khắp cả nước có nhiều nơi thờ 2 vị nữ anh hùng này nhưng đền thờ và lễ hội tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh lại mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn cả bởi đây chính là nơi chứng kiến thời thơ ấu của họ. Lễ hội đặc sắc nhất nằm ở phần rước kiệu. Đầu tiên là kiệu bà Trưng Trắc đi trước sau đó đến đường kéo quân thì kiệu Trưng Nhị lên dẫn đầu.

Ngoài ra, lễ hội còn diễn ra các hoạt động dân gian truyền thống, các phần diễn xướng để người dân tưởng nhớ về chiến tích năm xưa cũng là để du khách thập phương hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hoá của lễ hội đền Hai Bà Trưng.

  • Địa điểm: thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội
  • Thời gian diễn ra: ngày mùng 6 tháng Giêng

Lễ hội tại Hà Nội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh

Lễ hội Võng La

Các hoạt động văn hoá luôn là sự thu hút du khách đến với các địa điểm du lịch Hà Nội trải nghiệm những lễ hội tại đây, đặc biệt phải kể đến lễ hội Võng La. Ngũ vị Tôn Thần được suy tôn trong lễ hội là: Quốc Công Đại Vương và Lã Nương phu nhân Đại Vương cùng ba người con là Linh Khổng (Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương), Minh Chiêu (Đệ Nhị Linh Tố Đại Vương) và Cung Mục (Đệ Tam Linh Tố Đại Vương).

Lễ hội Võng La trong năm có 2 kỳ hội: hội chính diễn ra vào tháng Giêng và kỳ hội thứ 2 được tổ chức vào tháng Tám âm lịch. Hàng loạt những hoạt động hấp dẫn được diễn ra trong lễ hội như: thi cờ tướng, đu tre, hát quan họ, múa sư tử, múa sênh tiền,...

  • Địa điểm: đình Đại Độ, làng Đại Độ, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội
  • Thời gian diễn ra: Từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng

Lễ hội Võng La

Lễ hội Võng La

Lễ hội làng Lệ Mật

Tiếp theo, đến với một lễ hội độc đáo ở Hà Nội là lễ hội làng Lệ Mật. Lễ hội là dịp để người dân tưởng nhớ đến thành hoàng Lệ Mật - vị Hoàng Đức Trung có công lớn trong việc lập ra 13 trang trại tây thành Thăng Long, hiện đang là quận Ba Đình.

Giống với nhiều lễ hội khác, lễ hội làng Lệ Mật được chia thành phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra lễ rước nước quanh giếng làng, rước cá chép vào đình, rước cỗ 13 trại từ Ba Đình về đình làng. Điểm đặc sắc của lễ hội đó là phần múa rắn nghệ thuật. Rắn được làm bằng nan tre lợp vải tượng trưng cho loài thuỷ quái sẽ bị hạ gục bằng ý chí và sức mạnh của người con họ Hoàng. Bên cạnh đó, rất nhiều du khách dành sự quan tâm đặc biệt với phần thi nấu ăn được nấu từ cá, ếch, rắn,...

Lễ hội cũng là dịp để người dân, con cháu gặp gỡ nhau, bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên. Với những bạn ở các vùng miền khác, để khám phá nhiều nét đặc sắc của lễ hội này, hãy đặt vé máy bay Hà Nội và tới thủ đô ngay nhé.

  • Địa điểm: Làng Lệ Mật, xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
  • Thời gian diễn ra: ngày 23/3 âm lịch

Lễ hội làng Lệ Mật

Lễ hội làng Lệ Mật

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

Cuối cùng, địa điểm lý tưởng cho chuyến khám phá thủ đô của bạn mà BestPrice gợi ý đó là Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh. Lễ hội nằm tại cụm văn hoá đặc trưng của Ba Vì, tổ chức rộng rãi vùng xứ Đoài, cụ thể là cụm di tích đền Thượng - đền Trung - đền Hạ thuộc 2 xã Minh Quang và Ba Vì. Với quy mô lớn, trong suốt thời gian của lễ hội đều diễn ra các hoạt động văn hoá đặc sắc của dân tộc Mường, Dao. Các di tích thuộc lễ thuộc Tản Viên Sơn Thánh đều được Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

  • Địa điểm: địa phận xã Minh Quang và xã Ba Vì, Ba Vì, Hà Nội
  • Thời gian diễn ra: Từ 13 đến 15 tháng Giêng

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

Lễ hội luôn là nét đẹp truyền thống đặc trưng của văn hoá dân tộc Việt Nam ta. Đây cũng là sự kiện thu hút đông đảo du khách vùng miền khác trong nước cũng như khách quốc tế đến du lịch Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội. Cùng BestPrice trải nghiệm không gian văn hoá lễ hội thủ đô khi đặt tour du lịch Hà Nội nhé! Chúc các bạn có những khoảng thời gian tuyệt vời và đáng nhớ.

Tác giả: Cuc Hoa

Nguồn ảnh: Internet

62704 Views

Các bài viết cùng chuyên mục

Hỏi đáp

(1)
Trần Đức Nam, Trả lời

Tại sao lại có hội chùa hương

BestPrice Travel 6

Chào anh/chị, cảm ơn anh/chị đã quan tâm đến bài viết của BestPrice ạ. 

Về lịch sử ra đời của lễ hội Chùa Hương, anh/chị có thể tham khảo qua các thông tin dưới đây ạ:

- Từ xưa cho đến nay du khách đến lễ hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm đà màu sắc tín ngưỡng dân gian – đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp (ao bèo, con trâu, đàn lợn, nong tằm, né kén…) và phảng phất cả văn hoá phồn thực (bầu sữa mẹ, núi cô, núi cậu...) du khách đến Chùa Hương cầu mong mọi sự tốt lành (cầu của, cầu con, cầu bình an...).

Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba: Theo truyền thuyết thì ở vùng “linh sơn phúc địa này “vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vaò đây tu hành 9 năm , đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh. (ngày phật đản là ngày 19 tháng hai hàng năm theo âm lịch). Đây cũng là giữa mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi khí trời mát mẻ.

Người xưa có câu “ Xuân du phương thảo địa” (Mùa xuân đến nơi đất có hoa cỏ đẹp . Hoặc quan niệm “tháng giêng là tháng ăn chơi...” nên các tao nhân mặc khách thường lui tới những nơi có danh thắng đẹp để thưởng ngoạn, chính vì thế Chùa Hương là nơi hội tụ của bao người.

Mọi thông tin du lịch, anh/chị có thể liên hệ đến tổng đài 1900 2605 của BestPrice để được tư vấn chi tiết nhất!