Chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Việt Nam với lối kiến trúc độc đáo cùng những kiệt tác tác điêu khắc hiếm có của các nghệ nhân đương thời lúc bây giờ. Nơi đây còn là chốn linh thiêng thanh tịnh, thu hút rất nhiều các tín đồ Phật giáo về đây hành hương bái Phật.
Giới thiệu chung về chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương hay còn được gọi là Sùng Phúc Tự, đây là tên chữ cổ của chùa , mang hàm nghĩa Tự là chùa, Sùng Phúc là nơi Đức Phật luôn hướng những điều thiện điều phúc đức. Tọa lạc ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, chùa Tây Phương được biết đến là một trong những loại hình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, không chỉ thế nơi đây còn thu hút du khách bởi vẻ đẹp huyền bí và tĩnh lặng của núi rừng, sự linh thiêng hội tụ tinh hoa đất trời.
Theo các nhà Sử học, ngôi chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 8, sau nhiều lần trùng tu và cải tạo, ngôi chùa mang hình dáng kiến trúc như ngày nay.
Cổng chùa Tây Phương
Khám phá chùa Tây Phương
Kiến trúc chùa Tây Phương
Để đến được với chùa Tây Phương, du khách sẽ cần phải leo qua 239 bậc thang đá ong rêu phong. Ngôi chùa được xây theo kiến trúc hình chữ Tam cổ với 3 nếp chùa đặt song song gồm: bái đường, chính điện và hậu cung.
Một góc chùa Tây Phương
Từ cổng chính bước qua khoảng sân chùa, du khách sẽ thấy 3 nếp nhà song song với nhau, theo thứ tự được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Phía sau và 2 bên của chùa chính là nơi thờ nhà Tổ và Mẫu.
Một trong điểm nổi bật của chùa Tây Phương so với các ngôi chùa khác chính là nơi đây sở hữu rất nhiều những bức tượng pháp cùng với những kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Ngôi chùa còn sở hữu 64 pho tượng với các bức phù điêu vô cùng hoành tráng, 16 pho tượng Tổ, bộ Tượng Tam Thế Phật, đặc biệt đến đây du khách còn có thể chiêm ngưỡng tượng 18 vị La Hán với những cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố khác nhau.
Lễ hội chùa Tây Phương
Hàng năm cứ vào tháng 3 âm lịch, người dân nơi đây lại nô nức mở hội chùa, lễ hội kéo dài từ ngày mùng 6 tháng 3 đến mùng 10 tháng 3 với nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc thu hút nhiều du khách ghé thăm. Bên cạnh đó, lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi mang tính tập thể như kéo co, đánh vật, cờ người,...với mong muốn người dân có một năm mới ấm no hạnh phúc, luôn khỏe mạnh bình an.
Trẩy hội chùa Tây Phương
Cách di chuyển đến chùa Tây Phương
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km, người dân thủ đô có rất nhiều cách để di chuyển đến chùa Tây Phương có thể kể đến như xe máy, ô tô, hoặc phương tiện công cộng như xe bus, đều vô cùng thuận lợi.
Với xe bus thì sẽ có tuyến bus 02 và 89 có thể đi đến chùa Tây Phương, xuất phát từ bệnh viện Xanh Pôn và dừng tại khu công nghiệp Chàng Sơn, cách chùa khoảng 2km. Đến đây, du khách có thể sử dụng xe ôm hoặc cũng có thể tản bộ ngắm khung cảnh yên bình của làng quê Thạch Thất.
Sơ đồ di chuyển đến chùa Tây Phương
Những lưu ý khi đến tham quan chùa Tây Phương
- Chùa là nơi linh thiêng vì vậy bạn cần lựa chọn trang phục cho phù hợp, tránh mặc quần áo quá ngắn, màu sắc lòe loẹt, gây phản cảm cho người nhìn.
- Đến chùa sẽ cần phải leo nên bạn nên chọn những đôi giày thoải mái, mang theo mũ, kem bôi chống côn trùng vì 2 bên bậc thang đều là cây cối tránh để bị côn trùng đốt.
- Nếu bạn chuẩn bị lễ vật thì nên gọn nhẹ đầy đủ không nên quá cầu kỳ gây lãng phí, đặc biệt chùa thờ Phật nên không dâng lễ là đồ mặn.
- Để ý cử chỉ hành động, không được nô đùa to tiếng, không ngắt hoa bẻ nụ nơi cửa chùa.
- Không tự ý quay chụp mà cần có sự cho phép của ban quản lý để đảm bảo tính trang nghiêm.
- Cần có y thức bảo vệ môi trường, tránh xả rác thải bừa bãi gây mất mỹ quan của chùa.
Nếu một ngày, bạn muốn tìm một nơi để thả tâm hồn mình vào cõi Phật thì chùa Tây Phương chắc hẳn là một sự lựa chọn tuyệt vời. Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã nắm rõ cách di chuyển cũng như lộ trình khám phá ngôi chùa cổ kính này, nếu bạn đang muốn đặt phòng khách sạn Hà Nội hay còn bất cứ câu hỏi gì thắc mắc về chùa Tây Phương, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với BestPrice để được giải đáp nhanh nhất nhé.