Số điện thoại hỗ trợ

phone 1900 2605

[Review] Top 5 loại sim châu Âu tốt nhất - Kinh nghiệm mua sim du lịch châu Âu chi tiết nhất

Là hình thức hòa mạng nổi tiếng khi đi nước ngoài, sim châu Âu không chỉ giúp du khách an tâm giữ liên lạc với người thân mà còn sở hữu các gói cước và dữ liệu data khủng. Cùng BestPrice tìm hiểu Top 5 loại sim du lịch châu Âu tốt nhất, chi tiết giá cước và kinh nghiệm sử dụng cụ thể của từng loại. 

Mục lục bài viết
  • 1. Vì sao cần mua sim du lịch châu Âu trước khi đi?
  • 2. Sim châu Âu có những loại nào?
  • 3. Sim châu Âu bao nhiêu tiền?
  • 4. Nên mua sim châu Âu ở Việt Nam hay ở châu Âu?
  • 5. Review 5 loại Sim du lịch Châu Âu được yêu thích nhất
  • 6. Bí kíp sử dụng sim du lịch Châu Âu tiết kiệm
  • 7. Hướng dẫn kích hoạt sử dụng sim châu Âu
  • 8. Một số câu hỏi khi sử dụng sim châu Âu?

Vì sao cần mua sim du lịch châu Âu trước khi đi?

Sim châu Âu là một loại sim du lịch dùng để sử dụng hòa mạng trong những chuyến đi ngắn hoặc dài ngày tới "lục địa già". Việc sử dụng loại sim này không quá khó, song để hiểu cụ thể về mức độ cần thiết, cách kết nối cũng như những thông tin trong quá trình sử dụng là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc duy trì liên lạc, sim 4G châu Âu sẽ như một vị cứu tinh giúp du khách:

  • Tra cứu mọi thông tin.
  • Truy cập mạng xã hội, check in, livestream…
  • Trao đổi ngôn ngữ thông qua ứng dụng dịch thuật.
  • Truy cập các ứng dụng tìm đường đi.
  • Sử dụng các ứng dụng giải trí khác.

Kinh nghiệm mua sim châu Âu trước chuyến đi?

Kinh nghiệm mua sim châu Âu trước chuyến đi?

Mua sim châu Âu thường sẽ áp dụng kích hoạt trên dưới 40 quốc gia, trong đó tùy theo loại sim đã bao gồm sẵn dữ liệu mạng, số phút gọi hoặc lượng tin nhắn SMS miễn phí.

Sim châu Âu có những loại nào?

Thông thường, sim 4G châu Âu thường rất đa dạng về cả dung lượng và giá cước, tùy từng loại sim sẽ có thời hạn sử dụng từ 5 đến 30 ngày, trong đó lượng dữ liệu data cũng sẽ dao động từ 500MB/ngày đến 3GB/ngày.

Theo hình thức

Về hình thức sim được chia ra 2 loại sim vật lý (sim cứng) và eSIM (sim điện tử), trong đó:

  • Sim vật lý châu Âu: dạng sim cứng truyền thống sử dụng bằng cách đặt trong khay sim và lắp vào điện thoại. Đây là loại sim đơn giản, dễ dùng và phù hợp với tất cả dòng máy. Tuy nhiên, việc tháo sim cũ ra để đặt sim du lịch châu Âu vào, đôi khi sẽ gặp phải trường hợp mất hoặc thất lạc sim.
  • eSIM châu Âu: loại sim điện tử được cài đặt trực tiếp trong thiết bị, không phải tháo lắp và đảm bảo an toàn cho sim gốc. Tuy nhiên để sử dụng được, bạn phải đảm bảo rằng thiết bị có hỗ trợ eSIM.

Mua sim đi du lịch châu Âu sẽ có những loại nào?

Mua sim đi du lịch châu Âu sẽ có những loại nào?

Theo chức năng

Về tính năng, sim sẽ được chia ra 3 loại theo dung lượng mạng, theo cước gọi, dòng đa tính năng kết hợp cả nghe gọi và truy cập mạng.

  • Sim truy cập mạng: loại sim cung cấp dữ liệu để vào mạng, thường sẽ không kèm theo tính năng gọi, song rất tiện lợi cho những ai chỉ có nhu cầu truy cập internet và dùng các ứng dụng thông thường.
  • Sim nghe gọi: loại sim tập trung vào tính năng nghe gọi quốc tế và không cần dữ liệu để truy cập mạng. Dòng sim này thường phù hợp với những du khách cần liên lạc với đường truyền ổn định, không có nhu cầu online nhiều hoặc chỉ cần dùng wifi để vào ứng dụng.
  • Sim đa tính năng: Cung cấp cả dịch vụ cước gọi và truy cập mạng, phù hợp với người có đa dạng nhu cầu sử dụng. Tất nhiên chi phí cho dòng sim tích hợp này thường cũng sẽ cao hơn.

Theo phạm vi sử dụng

Về phạm vi sim áp dụng sẽ theo diện 1 hoặc nhiều quốc gia, cụ thể:

  • Sim chỉ sử dụng tại 1 quốc gia: sim này sẽ thích hợp với du khách chỉ có dự định ở tại một quốc gia duy nhất của châu Âu.
  • Sim cho từng khu vực trong châu Âu: là loại sim quốc tế châu Âu phổ biến vì thường du khách sẽ đi theo tuyến kết hợp một số quốc gia, đơn cử như các nước Tây Âu, các nước Bắc Âu… Lựa chọn sim này sẽ sử dụng được tại một số quốc gia hoặc khu vực cụ thể.
  • Sim toàn cầu: loại sim sử dụng được tại nhiều quốc gia ở châu Âu cũng như trên thế giới, thường khá tiện lợi với các tín đồ ưa dịch chuyển.

Theo gói cước dữ liệu mạng và thời gian sử dụng

  • Dung lượng theo ngày: 500MB/ngày, 1GB/ngày; 2GB/ngày… với thời hạn sử dụng 5 đến 30 ngày.
  • Dung lượng cố định: gói cước cấp sẵn tổng lượng dữ liệu nhất định như 5GB, 10GB, 20GB… cộng cước thoại và sử dụng trong 10 đến 30 ngày.

Sim châu Âu bao nhiêu tiền?

Tùy thuộc loại sim, dung lượng hoặc thời gian sử dụng, sim châu Âu sẽ có chi phí khác nhau. Dưới đây là mức giá tham khảo tại thời điểm đối với dòng sim du lịch châu Âu khoảng 40 nước phổ biến. Bạn tham khảo và lựa chọn loại sim phù hợp với lịch trình đi tour châu Âu của mình.

Gói sim theo ngày:

5 ngày 7 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 30 ngày

500MB/ngày

260.000

280.000

320.000

360.000

420.000

490.000

1GB/ngày

300.000

340.000

400.000

460.000

550.000

660.000

2GB/ngày

370.000

430.000

520.000

600.000

880.000

1.030.000

Mức giá trung bình sim châu Âu theo ngày tại thời điểm (Đơn vị: VNĐ)

Gói sim cố định:

Tổng gói cước Mức giá tham khảo

10 ngày

5GB

330.000

15 ngày

6GB

350.000

30 ngày

10GB

500.000

20GB

930.000

30GB

1.130.000

Mức giá trung bình sim châu Âu theo gói tại thời điểm (Đơn vị: VNĐ)

Nếu đang tìm kiếm sim châu Âu giá rẻ, du khách có thể tham khảo mức giá trung bình phía trên. Hiện các loại sim này đều có sẵn dung lượng và không giới hạn data tốc độ thấp nếu hết lượng tốc độ cao. Sim phù hợp với hầu hết các dòng thiết bị thông minh và sử dụng lên tới 40 nước.

Nên mua sim châu Âu ở Việt Nam hay ở châu Âu?

Theo kinh nghiệm du lịch châu Âu, du khách sẽ được khuyên nên mua trước tại Việt Nam. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn hạn chế các rắc rối gây mất thời gian như: phải xuất trình hộ chiếu, thông tin cá nhân để mua tại châu Âu, phải tìm kiếm kỹ các quầy sim, cửa hàng uy tín để tránh gặp phải lừa đảo, phải đăng ký và đợi cấp khá lâu theo quy trình của từng nước…

Mua sim ở Việt Nam Mua tại châu Âu

Trong các trường hợp nào?

- Đã tìm hiểu kỹ và mua tại các đơn vị uy tín để chuẩn bị trước chuyến đi.

- Đã tìm hiểu kỹ hoặc quen thuộc với các điểm cấp sim du lịch tại châu Âu.

Ưu/Nhược điểm

Ưu điểm:

- Giá rẻ hơn so với mua ở châu Âu.

- Dễ mua tại bất kỳ đâu kể cả trực tuyến và trực tiếp.

- Đa dạng các dòng sim lựa chọn.

- Không phải cung cấp giấy tờ, thông tin cá nhân.

- Được tư vấn, hướng dẫn lắp đặt đầy đủ trước khi đi.

Nhược điểm:

- Có khả năng mua phải sim giả của các đối tượng không uy tín, dẫn đến không kích hoạt được.

Ưu điểm:

- Không lo mua phải sim giả vì sẽ kích hoạt ngay tại đó khi nhận sim.

- Được cài đặt và hướng dẫn cụ thể trực tiếp đến khi nào truy cập được.

Nhược điểm:

- Mức giá cao hơn mua ở Việt Nam.

- Chỉ có thể mua tại các điểm bán, quầy sim theo quy định.

- Ít gói cước và sự lựa chọn hơn.

- Phải cung cấp giấy tờ, đăng ký thông tin cá nhân để mua sim.

Địa chỉ mua sim

- Các công ty du lịch uy tín.

- Các công ty, đại lý chuyên cung cấp dịch vụ sim du lịch quốc tế.

- Sàn thương mại điện tử của các bên cung cấp sim châu Âu.

- Quầy bán sim du lịch tại sân bay.

- Cửa hàng bán sim du lịch trong một số thành phố lớn.

Bảng so sánh nên mua sim du lịch tại Việt Nam hay châu Âu

Sẽ thật tốt nếu có sẵn một chiếc sim và chỉ việc bật ngay sau khi hạ cánh để liên hệ người thân, bạn bè, đối tác hoặc đơn giản hơn là vào mạng trong lúc đợi nhập cảnh. Việc tìm mua sim châu Âu sau khi xuống máy bay sẽ khiến bạn mất thời gian hơn, đôi khi khá đau đầu với các bước để hoàn thiện thủ tục đăng ký.

Review 5 loại Sim du lịch Châu Âu được yêu thích nhất

Kinh nghiệm mua sim châu Âu đối với từng dòng sim cụ thể

Kinh nghiệm mua sim châu Âu đối với từng dòng sim cụ thể

Sim Three.Co.Uk - Nhà mạng Anh Quốc

Loại sim châu Âu giá rẻ phù hợp với những người du lịch ngắn ngày và chủ yếu ở Anh, không có nhu cầu sử dụng nhiều dữ liệu khi di chuyển sang nước khác.

  • Giá tiền: 268.000 - 610.000 VNĐ.
  • Ưu điểm: giá rẻ; dung lượng lớn.
  • Nhược điểm: chất lượng sóng không tốt bằng các loại sim của nhà mạng khác; có thể gặp phải tình trạng quá tải, sập mạng khi có nhiều lượt sử dụng.

Sim EE châu Âu - Nhà mạng Anh Quốc

Sim EE châu Âu là mạng di động nhanh nhất ở Anh Quốc với độ phủ sóng rộng. Du khách sử dụng mạng này có thể chia sẻ hotspot để mọi người dùng chung, nhưng lại không hỗ trợ nghe gọi.

  • Giá tiền: 268.000 - 938.000 VNĐ.
  • Ưu điểm: giá rẻ; tốc độ cao; có thể chia sẻ internet với các thiết bị lân cận.
  • Nhược điểm: không hỗ trợ nghe gọi; chỉ kích hoạt sim được khi đã đến châu Âu; ngôn ngữ 100% tiếng Anh.

Sim Vodafone châu Âu - Nhà mạng Đức

Vodafone là loại sim 4G châu Âu nối tiếng với nhiều gói cước data lớn, gọi nhắn tin không giới hạn, phù hợp với những chuyến đi dài ngày.

  • Giá tiền: 268.000 - 790.000 VNĐ.
  • Ưu điểm: tốc độ cao; duy trì kết nối ổn định.
  • Nhược điểm: cách kích hoạt sim tương đối phức tạp.

Sim Orange - Nhà mạng Pháp

Loại sim châu Âu có vùng phủ sóng rộng ở châu Âu và Pháp, nhiều gói dung lượng lớn, gọi nhắn tin không giới hạn, phù hợp với người có nhu cầu liên lạc nhiều trong thời gian du lịch.

  • Giá tiền: 268.000 - 1.250.000 VNĐ.
  • Ưu điểm: tốc độ cao; duy trì kết nối ổn định; có thể chia sẻ internet với các thiết bị lân cận.
  • Nhược điểm: không phủ sóng tại Thụy Sĩ.

Sim O2 - Nhà mạng Anh Quốc

Được đánh là ổn định cả về sóng viễn thông và duy trì kết nối mạng, nhưng sim O2 thường có giá khá cao, phù hợp với những chuyến đi ngắn ngày.

  • Giá tiền: 550.000 - 1.145.000 VNĐ.
  • Ưu điểm: tốc độ cao; duy trì kết nối ổn định; có thể chia sẻ internet với các thiết bị lân cận.
  • Nhược điểm: giá cao; không phủ sóng Thụy Sĩ; cách kích hoạt sim và nạp tiền phức tạp.

Bí kíp sử dụng sim du lịch Châu Âu tiết kiệm

  • Được bảo lưu cước phí: sim châu Âu thường có thể tái sử dụng qua hình thức nạp tiền, vì vậy, nếu vẫn trong thời hạn cho phép, du khách hoàn toàn có thể bảo lưu cước phí khi rời khỏi nước đó để sử dụng cho lần sau.
  • Không bị tính phí cuộc gọi nhận và tin nhắn đến: giống như các loại sim thông thường sử dụng tại Việt Nam, bạn sẽ không bị chịu phí phát sinh khi nhận cuộc gọi hoặc tin nhắn đến.
  • Nên mua sim cung cấp dung lượng thay vì cước gọi: thông thường, để mua sim châu Âu giá rẻ và sử dụng tiết kiệm nhất, du khách nên lựa chọn loại sim cung cấp dung lượng thay vì cước gọi. Loại sim này thường có giá rẻ hơn, hơn nữa du khách vẫn có thể duy trì liên lạc thông qua các ứng dụng gọi điện như: Zalo, Messenger, WhatsApp, Viber…
  • Tận dụng wifi tại bất kỳ mọi nơi: các gói dữ liệu mạng sử dụng cho sim quốc tế châu Âu thường sẽ chỉ có lượng data nhất định. Du khách nên cân nhắc tận dụng wifi tại bất kỳ nơi nào như: khách sạn, nhà hàng, quán cà phê… để tiết kiệm dung lượng.
  • Lựa chọn gói cước phù hợp với số ngày du lịch: nên dựa theo thời gian du lịch để lựa chọn loại sim phù hợp. Ví dụ như đi 10 ngày sẽ chọn đúng loại sim 10 ngày để tránh lãng phí và có mức giá tiết kiệm nhất. Việc bạn cần chỉ là cân nhắc nhu cầu mua sim dung lượng theo ngày hay theo gói cố định mà thôi.
  • Danh sách gợi ý một số điểm mua sim châu Âu: mua sim đi du lịch châu Âu, du khách có thể tham khảo quầy hàng của các hãng lớn tại một số sân bay như:

- Sân bay Paris (Pháp): các quầy sim tại sân bay Charles De Gaulle của hãng viễn thông Orange, SFR, Free Mobile, Bouygues Telecom…

- Sân bay Frankfurt (Đức): dù là sân bay Frankfurt hay Berlin, du khách cũng có thể dễ dàng tìm mua sim châu Âu từ các quầy của nhà mạng nổi tiếng như Telekom, O2, Vodafone…

- Sân bay Amsterdam (Hà Lan): đối với sân bay quốc tế Amsterdam Schiphol, du khách hãy tìm kiếm quầy sim KPN, Vodafone, T-Mobile…

Hướng dẫn kích hoạt sử dụng sim châu Âu

Lắp đặt sim châu Âu dạng sim vật lý

Lắp đặt sim cứng vật lý, du khách sẽ tháo phần vỏ bao đựng sim, sử dụng cây chọc khe sim để lấy sim gốc ra. Sau đó lắp sim châu Âu vào đối với dòng máy 1 sim, hoặc đặt sim du lịch vào khay trống đối với dòng máy 2 sim (ưu tiên đặt khay 1 để đảm bảo kết nối nhanh chóng và ổn định nhất).

Với dòng sim này, du khách sẽ kích hoạt khi xuống máy bay, trường hợp kết nối sớm tại Việt Nam có thể khiến sim bị lỗi. Các bước để lắp đặt và sử dụng sim bao gồm:

  • Bước 1: Tắt nguồn máy, tháo sim cũ và lắp thay thế sim du lịch vào khay sim.
  • Bước 2: Bật nguồn khởi động lại máy.
  • Bước 3: Bật chế mạng của máy.

Trường hợp bị lỗi kích hoạt khi đến châu Âu, du khách có thể kiểm tra mã ở khay và báo đơn vị cung cấp sim hỗ trợ sớm nhất có thể.

Kích hoạt sim châu Âu dạng sim vật lý

Kích hoạt sim châu Âu dạng sim vật lý

Lắp đặt sim châu Âu dạng sim eSIM

Với dạng eSIM châu Âu, du khách chỉ có thể kích hoạt trên thiết bị có hỗ trợ eSIM, không cần tháo sim gốc. Với từng hệ điều hành sẽ có cách thức lắp khác nhau, cụ thể:

  • Hệ điều hành IOS dòng máy của Apple:

Cài đặt -> Di động -> Thêm eSIM -> Sử dụng mã QR code.

Hướng dẫn kích hoạt eSIM trên hệ điều hành IOS

Hướng dẫn kích hoạt eSIM trên hệ điều hành IOS

  • Hệ điều hành Android với các dòng máy của Samsung, Oppo, Huawei...:

Cài đặt -> Kết nối -> Quản lý sim -> Thêm eSIM.

Hướng dẫn kích hoạt eSIM châu Âu trên hệ điều hành Android

Hướng dẫn kích hoạt eSIM châu Âu trên hệ điều hành Android

Một số câu hỏi khi sử dụng sim châu Âu?

Sim châu Âu dùng cho hệ điều hành IOS hay Android?

Sim quốc tế châu Âu dùng được đối với cả hệ điều hành IOS và Android, bao gồm sim cứng vật lý và sim điện tử eSIM.

Tại châu Âu có nhiều điểm wifi miễn phí không?

Châu Âu có khá nhiều điểm phát wifi miễn phí, song thường nằm tại khu vực lớn như: sân bay, trạm xăng, nhà hàng. Đôi khi lượng truy cập cao dẫn tới việc kết nối không ổn định, bảo mật kém cũng như không duy trì mạng được liên tục suốt hành trình, du khách có thể cân nhắc khi sử dụng.

Có những nhà mạng nào ở châu Âu?

Sim châu Âu được cung cấp bởi rất nhiều nhà mạng viễn thông phổ biến như: Orange, Vodafone, Free Mobile, O2, Bouygues Telecom, EE… Mỗi hãng sẽ có mức độ phủ sóng rộng và tốc độ truy cập nhanh ở từng quốc gia, khu vực nhất định.

Cước roaming tại châu Âu là bao nhiêu tiền?

Cước phí roaming tại châu Âu thường được quy định khác nhau đối với từng đơn vị viễn thông cũng như quốc gia nơi bạn đến. Đơn cử như Viettel sẽ thu phí chuyển vùng quốc tế từ 130.000 VNĐ - 1.100.000 VNĐ đối với các gói từ 3 - 30 ngày. Tuy nhiên giá cước sẽ khác nhau tùy thời điểm và mỗi quốc gia. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ việc đăng ký vì phát sinh cước roaming nếu vượt quá gói thường rất đắt đỏ.

Trên đây là chi tiết các loại sim châu Âu, mức giá cũng như kinh nghiệm sử dụng cụ thể. Để tối ưu giải pháp nghe gọi, hòa mạng, hãy liên hệ mua sim du lịch châu Âu tại các đơn vị, công ty du lịch uy tín để có một hành trình an toàn và thuận lợi.

Tác giả: Dung Nguyễn

Nguồn ảnh: Internet

Các bài viết cùng chuyên mục

Hỏi đáp